Jito công bố kế hoạch triển khai Restaking trên Solana

jito restaking

Sau làn sóng Restaking bùng nổ trên Ethereum, Jito đã công bố kế hoạch triển khai mô hình này trên hệ sinh thái Solana, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc mở rộng phạm vi áp dụng của Restaking vào các mạng lưới blockchain Non-EVM.

Kế hoạch của Jito

Kế hoạch Restaking của Jito bao gồm hai chương trình chính:

Vault Program:

  • Quản lý Liquid Restaking Token: Cơ chế này cho phép quản lý các token đã được Liquid Stake, giúp chúng tiếp tục được sử dụng để tham gia vào quá trình xác thực và quản trị mạng lưới.
  • Định dạng token SPL: Các token theo định dạng SPL trên Solana sẽ được quản lý và tái sử dụng trong hệ thống Restaking.
  • Cơ chế Delegate và Slashing: Delegate là cơ chế ủy quyền, cho phép người dùng ủy quyền quyền xác thực cho các validator khác. Slashing là cơ chế phạt các hành vi gian lận, nhằm bảo đảm tính bảo mật và minh bạch của hệ thống.

Restaking Program:

  • Quản lý Actively Validated Services (AVS): AVS là các dịch vụ được xác thực liên tục, đảm bảo tính chính xác và bảo mật cho các giao dịch và hoạt động trên mạng lưới.

Mục tiêu phát triển của Jito Restaking tương tự như mô hình trên Ethereum, đó là tái sử dụng các token đã được Liquid Stake để tham gia vào quá trình xác thực và hỗ trợ quản trị cho các mạng lưới blockchain. Tuy nhiên, khác với Ethereum, kế hoạch của Jito tập trung vào việc triển khai trên hệ sinh thái Solana, một mạng lưới Non-EVM.

jito restaking solana

Thời gian triển khai

Hiện tại, Jito chưa công bố thời điểm cụ thể để chính thức triển khai mô hình Restaking này. Dự án đang tập trung vào bước Audit để kiểm định kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn. Đồng thời, Jito cũng khuyến khích các dự án muốn thiết lập mạng lưới AVS có thể bắt đầu đăng ký tham gia chương trình.

Restaking đã trở thành một xu hướng thời gian gần đây, với hang loạt dự án được list Binance và một số sàn khác. Thông báo từ Jito có thể coi là bước đi mở đường cho làn sóng Restaking vào một mạng lưới Non-EVM như Solana trong tương lai.

Trong thông báo của mình, Jito cũng cho biết ngoài Liquid Staking Token do dự án phát triển là JitoSol, các định dạng SPL token khác trên Solana cũng sẽ được cân nhắc để tái sử dụng cho mục đích vận hành các AVS. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các dự án trên Solana có thể tận dụng cơ chế Restaking để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng token và nâng cao tính bảo mật, hiệu suất của mạng lưới.

Bên cạnh đó, Jito cũng công bố mô hình Dual Staking, cho phép sử dụng hai định dạng token được stake để hỗ trợ quản trị mạng lưới. Mô hình này không chỉ tăng cường tính linh hoạt trong việc quản lý và sử dụng tài sản số mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các validator, đảm bảo mạng lưới hoạt động ổn định và bền vững.

XEM THÊM