Arbitrum (ARB) là gì? Layer2 nổi bật bậc nhất trên Ethereum có gì đặc biệt?

Offchain Labs Triển khai Giải pháp BOLD TRÊN arbitrum

21/10/2023 by Quang Huy

 

Arbitrum (ARB) đã trở thành một trong những nền tảng Layer 2 (L2) nổi bật nhất của blockchain Ethereum. Sau khi dự án chính thức mainnet, Arbitrum  “vô đối” về TVL  khóa trên Ethereum đến nay chưa dự án L2 nào vượt qua được nó.

Được phát triển bởi Offchain Labs, Arbitrum đã thu hút sự quan tâm và sự chú ý lớn từ cộng đồng người dùng và các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Sự nổi bật của Arbitrum xuất phát từ việc giải quyết những vấn đề chính của Ethereum gốc và mang lại những lợi ích quan trọng cho người dùng. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về Arbitrum và những điều mà nó đã đem lại cho cộng đồng blockchain Ethereum trong bài viết này nhé.

 

Arbitrum (ARB) là gì?

 

Arbitrum là một giải pháp Layer 2 được phát triển dựa trên công nghệ Optimistic Rollups, nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng mà mạng Ethereum đang đối diện, bao gồm tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng. Dự án này đặc biệt được phát triển bởi Offchain Labs, một công ty nghiên cứu và phát triển blockchain được thành lập bởi Ed Felten, Steven Goldfeder và Harry Kalodner vào năm 2018. Offchain Labs đã giới thiệu giải pháp Layer 2 này qua một bài thuyết trình tại Đại học Princeton vào năm 2018.

Một số điểm nổi bật về Arbitrum bao gồm khả năng tương thích cao với EVM (Ethereum Virtual Machine), điều này cho phép các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ lập trình như Solidity và Vyper mà họ đã quen thuộc. Điều này giúp giảm rào cản cho những người muốn phát triển trên Arbitrum.

Công cụ mạnh mẽ dành cho nhà phát triển và tài liệu hữu ích được cung cấp để giúp họ bắt đầu công việc phát triển trên Arbitrum một cách dễ dàng. Hơn nữa, Arbitrum đảm bảo mức phí giao dịch thấp hơn so với Ethereum gốc, nhờ vào công nghệ Rollups, giúp giảm áp lực về chi phí đối với người dùng và giúp tăng cường thông lượng mạng. Điều này đã làm cho Arbitrum trở thành một trong những giải pháp Layer 2 tiềm năng và không thể thiếu cho hệ sinh thái Ethereum.

 

Các bạn có thể xem thêm thông tin về Arbitrum tại đây nhé 

 

Công nghệ của Arbitrum

 

Cơ chế hoạt động của Arbitrum là một ví dụ tiêu biểu về sự phát triển và ứng dụng công nghệ Layer 2, cụ thể là ARB sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, để giải quyết các vấn đề về tốc độ và chi phí trong mạng Ethereum. Dưới đây là một số điểm quan trọng về cơ chế hoạt động của Arbitrum:

Optimistic Rollup: Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, một hình thức cuộn giao dịch. Điều này cho phép nén nhiều giao dịch thành một giao dịch duy nhất. Trong Optimistic Rollup, có sự giả định rằng tất cả giao dịch trong một Rollup là hợp lệ, tạo ra sự linh hoạt và giúp tiết kiệm thời gian cho việc xử lý.

Giải quyết tranh chấp: Một điểm quan trọng của Optimistic Rollup là khả năng giải quyết tranh chấp. Nếu có người xác nhận giao dịch nghi ngờ tính hợp lệ của chúng, có một cơ chế giải quyết tranh chấp để xác định sự thật. Điều này đảm bảo tính trung thực trong quá trình xác minh giao dịch.

AnyTrust Guarantee: Arbitrum đặt ra một cơ chế đặc biệt được gọi là “AnyTrust Guarantee.” Điều này nghĩa là khi tất cả người xác nhận đồng ý về tính hợp lệ của các giao dịch trong một khối, thì chúng được đóng dấu chắc chắn. Người xác thực tham gia staking ETH trước khi họ có thể xác nhận giao dịch, và việc đặt tiền vào mạng lưới làm họ được khuyến khích hành động trung thực.

Sidechain độc quyền: Arbitrum thực hiện quy trình cuộn lên trên một sidechain riêng. Sidechain là một chuỗi khối riêng biệt kết nối với mạng chính Ethereum. Arbitrum thu thập giao dịch, xử lý chúng trên sidechain của mình, và sau đó báo cáo kết quả trở lại Ethereum chính.

Cơ chế hoạt động này tạo ra một giải pháp mở rộng hiệu quả cho Ethereum, giúp tăng tốc độ và giảm chi phí giao dịch trong khi vẫn đảm bảo tính bảo mật và tính trung thực của hệ thống.

 

Cách thc hot đng ca Arbitrum

 

Arbitrum hoạt động dựa trên một cơ chế phân tầng và sử dụng một số thành phần quan trọng để giải quyết các giao dịch Ethereum một cách hiệu quả:

EthBridge: EthBridge quản lý hoạt động của hộp thư đến và hộp thư đi cùng với giao thức Rollup. Nó chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin về giao dịch trong hộp thư đến, và thông tin này sau đó được thực thi đồng bộ với ArbOS.

Môi trường thực thi AVM: Được triển khai tại Layer 2, môi trường này mô phỏng môi trường thực thi của Ethereum Virtual Machine (EVM). Nó giúp Arbitrum chạy và kiểm tra các giao dịch trên mạng Layer 2.

ArbOS: ArbOS thực hiện quá trình mô phỏng, giúp ArbOS thực thi mã thông qua môi trường thực thi AVM.

 

Các giao dịch đầu tiên được gửi đến Layer 1 của Ethereum. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến ArbOS để thực thi. Các quá trình mô phỏng EVM và thực thi chính xác sẽ diễn ra trên môi trường thực thi AVM.

Giao thức Arbitrum đảm bảo tính trung thực của tất cả trình xác thực. Nếu tất cả trình xác thực đều trung thực, mã sẽ chạy đúng cách, giúp bảo vệ mạng trước sự thông đồng và các hình thức tấn công.

Để gửi một giao dịch thông qua Arbitrum, người dùng chỉ cần gửi nó đến một trong các hợp đồng Ethbridge có tên “inbox.” Ngược lại, có một hợp đồng “outbox” nhận dữ liệu từ Arbitrum và thêm nó vào blockchain Ethereum. Tất cả các giao dịch trên Ethbridge đều minh bạch và có thể kiểm chứng.

Arbitrum có kế hoạch phát triển các phiên bản sau với hai tùy chọn bổ sung: Channels và AnyTrust Sidechain. Các node trong mạng Arbitrum có vai trò xác thực và giám sát trạng thái chuỗi, và node đầy đủ tham gia vào quá trình tổng hợp các giao dịch ở Layer 1. Người tổng hợp giao dịch tới chuỗi ở Layer 1 sẽ nhận được phần thưởng bằng ETH, trong khi phí giao dịch của người dùng được phân phối cho các mạng khác.

 

Chương trình Arbitrum Short-Term Incentives Program (STIP)

 


Mới đây Arbitrum mới thực hiện Chương trình Arbitrum Short-Term Incentives Program (STIP). Đây là một nỗ lực của Arbitrum DAO để hỗ trợ và khuyến khích các dự án hoạt động trên mạng lưới Arbitrum. Chương trình này cung cấp tài trợ trong dạng ARB token cho các dự án, và điều quan trọng là các dự án này sẽ sử dụng ARB để thúc đẩy thanh khoản và thu hút nhiều người dùng hơn đến hệ sinh thái Arbitrum. Cuộc bỏ phiếu đã kết thúc vào ngày 13/10/2023.

Ban đầu, chương trình có kế hoạch sử dụng tổng cộng 75.000.000 ARB, nhưng sau đó Arbitrum DAO đã quyết định giảm xuống còn 50.000.000 ARB để làm cho chương trình trở nên hiệu quả hơn trong việc khuyến khích các hoạt động ngắn hạn. STIP có thời gian kéo dài đến ngày 31/1/2024.

Mục tiêu của chương trình STIP bao gồm:

Hỗ trợ tăng trưởng mạng lưới: Chương trình sẽ giúp tăng cường việc phân phối ưu đãi cho các giao thức và dự án đang hoạt động trên Arbitrum, từ đó thúc đẩy sự phát triển và mở rộng hệ sinh thái của Arbitrum.

Thử nghiệm các khoản tài trợ và khuyến khích: Chương trình sẽ thúc đẩy thử nghiệm và triển khai nhiều chiến lược khuyến khích khác nhau, nhằm tạo sự thúc đẩy cho tương tác của người dùng, tăng khối lượng giao dịch và tăng cường tính thanh khoản trong hệ sinh thái Arbitrum.

 Tìm kiếm mô hình mới: STIP sẽ tìm kiếm và xác định các mô hình mới để tài trợ và hỗ trợ phát triển trong hệ sinh thái Arbitrum, với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động trên mạng lưới.

 Thống kê dữ liệu: Chương trình sẽ tạo ra dữ liệu về hiệu suất và hiệu quả của các khoản tài trợ đã được phân phối, cung cấp thông tin giúp Arbitrum DAO thiết kế các chương trình khuyến khích và tài trợ trong tương lai có tính hiệu quả và hiệu suất tốt hơn.

Chương trình STIP thể hiện cam kết của Arbitrum trong việc hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của hệ sinh thái của họ, từ đó đảm bảo sự tăng trưởng và thành công của Arbitrum trên thị trường nói chung và Layer 2 nói riêng.

 

ng ti bn nâng cp quan trọng Arbitrum Stylus

Bản cập nhật Arbitrum Stylus kì vọng sẽ đánh dấu sự bứt phá cho Layer 2 và cạnh tranh với Optimism

Cuộc đua trong nhóm Layer 2 ngày càng căng thẳng, với Arbitrum và Optimism đứng đầu bảng xếp hạng. Sau khi OP nâng cấp thành công, với tính năng vượt trội đã thu hút được rất nhiều người dùng từ ARB sang OP. Mới đây Arbitrum đã thông báo chuẩn bị cho ra mắt bản nâng cấp Arbitrum Stylus sau khi thành công với bản Arbitrum Nitro trước đó.

Cụ thể vào ngày 31/08, Offchain Labs, nhóm phát triển đứng sau Arbitrum, đã ra mắt phiên bản testnet mang tên cho Arbitrum Stylus. Đây là bản cập nhật quan trọng được thiết kế để hoạt động trên các chuỗi Arbitrum Nitro. Mục tiêu chính của Arbitrum Stylus là cung cấp một trải nghiệm sử dụng dễ dàng hơn và giảm thiểu phí giao dịch.

Phí giao dịch luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của người dùng trên blockchain, đặc biệt là trong bối cảnh biến động của thị trường và sự tăng trưởng mạnh mẽ của giao dịch. Arbitrum hướng đến một giải pháp mở rộng trên nền tảng Ethereum, tham vọng là rất lớn, với Arbitrum Stylus họ tập trung tối đa vào việc giảm phí gas để hấp dẫn thêm người dùng và nhà phát triển.

Arbitrum Stylus là một bản nâng cấp cho Arbitrum Nitro, hỗ trợ các chuỗi như Arbitrum One, Arbitrum Nova và Arbitrum Orbit. Điều đặc biệt là nó giúp việc xây dựng và phát triển ứng dụng trở nên dễ dàng hơn bằng việc tích hợp các ngôn ngữ lập trình truyền thống như Solidity. Điều này đồng nghĩa với việc những người có kiến thức về Solidity và các ngôn ngữ khác không cần học lại một ngôn ngữ mới để phát triển trên Arbitrum.

Thời gian bản cập nhật chưa được Arbitrum công bố chính thức nhưng nhiều tin đồn cho rằng nó sẽ được ra mắt vào quý 1 năm 2024, trước thời điểm Ethereum nâng cấp Cancun và trước khi ARB unlock một lượng lớn token ra cộng đồng.

 


 

Một số điểm nổi bật của Arbitrum

 Tốc độ và Thời gian xác nhận: Arbitrum sử dụng cơ chế giao dịch hàng loạt và giải quyết ngoại tuyến, giúp tăng tốc độ thực hiện giao dịch so với việc thực hiện trực tiếp trên chuỗi chính Ethereum. Thời gian xác nhận giao dịch cũng được rút ngắn đáng kể, giúp tạo ra trải nghiệm nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chi phí giao dịch thấp: Arbitrum giúp giảm chi phí giao dịch đáng kể bằng cách thực hiện nhiều tính toán ngoại tuyến và chỉ ghi lại kết quả cuối cùng trên chuỗi chính. Điều này giúp giảm bớt áp lực tính toán và tài nguyên cần thiết trên chuỗi chính, dẫn đến chi phí giao dịch thấp hơn.

Khả năng mở rộng: Arbitrum đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng mở rộng cho mạng Ethereum. Bằng cách giảm áp lực lên chuỗi chính, Arbitrum cho phép xử lý nhiều giao dịch hơn cùng một lúc và tránh tình trạng quá tải mạng.

Tương thích với hợp đồng thông minh sẵn có: Một ưu điểm đặc biệt của Arbitrum là tích hợp dễ dàng với các hợp đồng thông minh sẵn có. Điều này giúp các dự án và ứng dụng không cần phải thực hiện lại toàn bộ hợp đồng của họ để sử dụng Arbitrum, mà có thể triển khai hợp đồng thông minh hiện có của họ lên Arbitrum mà không cần sửa đổi nhiều.

Dễ dàng triển khai: Arbitrum được thiết kế để dễ dàng triển khai và tích hợp vào các ứng dụng và dự án hiện có trên Ethereum, giúp đơn giản hóa quá trình chuyển đổi lên Layer 2.

An toàn và bảo mật: Arbitrum được xây dựng dựa trên mô hình bảo mật và đã trải qua kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho các giao dịch và hợp đồng thông minh, cung cấp một môi trường an toàn cho người dùng và phát triển.

 

TVL ấn tượng

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Arbitrum là 5.95tỷ đô la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với con số 3tỷ đô la Mỹ của Optimism.

TLV của 2 hệ sinh thái này chiếm tới hơn 80% tổng số TVL bị khóa trên ETH của nhóm Layer2.

Cụ thể của ARB chiếm 55.92%, của OP chiếm 28.25%

 

Số tài sản của ARB khóa trên ethereum
Nguồn L2beat

 

 Hệ sinh thái

Tại thời điểm viết bài theo thống kê trên website của Arbitrum, hệ sinh thái của Arbitrum có hơn 500 dự án đang phát triển trên đây.

Cụ thể

Mảng DEFI có 261 dự án.

Bridges có 140 dự án

Game có 47 dự án

NFT có 65 dự án

 

Các bạn có thể xem chi tiết tại đây

 

hệ sinh thái ARB
Hệ sinh thái Arbitrum – Nguồn Twitter

 

 

Những con số nổi bật trên hệ Aribitrum

  Nhìn trên màn hình chúng ta dễ dàng nhận thấy hệ sinh thái của ARB ngày càng tăng trưởng và phát triển, Chart thống kê ngày càng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tại thời điểm viết bài.

Phí thu được hàng ngày của ARB giao động khoảng 50-90k. Một con số rất lớn, thông số này trong thị trường crypto chỉ đếm trên đầu ngón tay.

User: Tuy đây là thời điểm thị trường đang ảm đạm nhưng hàng ngày số user hoạt động – giao động từ 100 -130k

Giao dịch: trong thời gian gần đây số giao dịch hàng ngày giao động từ 700k đến 1 triệu giao dịch.

Số nhà phát triển cốt lõi đã cam kết có 41.

Dòng tiền chảy vào trong hệ sinh thái ARB trong 24h là 1.19M$

các thông số quan trọng của ARB
Nguồn Defillama

Onchain ARB

Chúng ta có thể thấy lượng token ARB trên sàn CEX và DEX vẫn khá cao, hiện tại có khoảng hơn 500M token ARB trên sàn, tương đương với 5.34% tổng cung, 43.75% cung đang lưu thông.

Việc đang có khá nhiều token trên sàn chứng tỏ còn rất nhiều người vẫn có ý  định trade thay vì rút về ví để hold lâu dài.

Trong 7 ngày qua lượng buy sell trên sàn DEX không có quá nhiều chênh lệch từ hai bên.

Với sàn CEX lượng nạp vào, rút ra có sự thay đổi rõ ràng hơn, cụ thể có 36.33% lượng token ARB được nạp lên sàn, trong khi đó số lượng rút ra lên tới 63.66%.

 

Số liệu Onchain của ARB
Nguồn watcherspro

Tokenomics ARB

Thông tin cơ bản về token ARB của Arbitrum:

 

Tên Token: Arbitrum

Ký hiệu: ARB

Blockchain: Arbitrum (nền tảng Layer 2 cho Ethereum)

Hợp đồng Token: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548

Loại Token: Utility (dùng cho việc trả phí giao dịch và tương tác với dịch vụ trên nền tảng Arbitrum), Governance (dùng để tham gia vào quyết định và quản lý của cộng đồng).

Tổng cung lượng (Total Supply): 10,000,000,000 ARB

 

Phân b token ARB

 

Arbitrum DAO: 42.78% – Đây là phần trọng nhất dành cho cộng đồng và hệ thống quản lý của Arbitrum.

Offchain Labs Team, Futures team và đội ngũ cố vấn: 26.94% – Đội ngũ phát triển và cố vấn của Offchain Labs nhận một phần này.

Nhà đầu tư Offchain Labs: 17.53% – Các nhà đầu tư đã đóng góp tài chính cho dự án nhận một phần trích dành.

Người dùng thông qua Airdrop: 11.62% – Phần này được sử dụng để thưởng người dùng thông qua Airdrop, có thể là một cách để tạo động lực cho người dùng sử dụng nền tảng.

Các dự án vận hành trên Arbitrum: 1.13% – Phần này có thể dành cho các dự án và ứng dụng chạy trên nền tảng Arbitrum để khuyến khích sự phát triển của hệ sinh thái.

Token Arbitrum
Nguồn Arbitrum.foundation

 

Lịch Unlock của ARB

Unlock Arbitrum
Lịch mở khóa Arbitrum  Nguồn Tokenunlocks

Token Use Case

Token ARB của Arbitrum có những chức năng quan trọng sau đây:

Token quản trị Arbitrum DAO: ARB được sử dụng để tham gia vào quản lý của Arbitrum DAO. DAO (Decentralized Autonomous Organization) là một tổ chức phi tập trung dựa trên blockchain, và ARB được sử dụng để tham gia vào quyết định và bỏ phiếu trong các quyết định của cộng đồng về việc phát triển và quản lý mạng lưới.

Hỗ trợ các dán phát triển trên hệ sinh thái: ARB có thể được sử dụng để hỗ trợ các dự án và ứng dụng phát triển trên hệ sinh thái của Arbitrum. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp tài trợ, thưởng, hoặc các hình thức khuyến khích khác để thúc đẩy sự phát triển của ứng dụng và dự án trên nền tảng Arbitrum.

Những chức năng này giúp ARB trở thành một phần quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Arbitrum, đồng thời cho phép cộng đồng tham gia vào quyết định quan trọng về tương lai của nền tảng.

Team – Đội ngũ phát triển

Đội ngũ sáng lập của Arbitrum có sự đa dạng về kinh nghiệm và kiến thức, họ đã có đóng góp khá nhiều cho sự phát triển và thúc đẩy công nghệ blockchain và tiền điện tử. Dưới đây là thông tin về các thành viên chính của nhóm sáng lập:

Steven Goldfeder: Steven Goldfeder là Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Offchain Labs, nhóm đứng sau Arbitrum. Ông có bằng tiến sĩ từ Đại học Princeton và tập trung vào mật mã và tiền điện tử trong nghiên cứu của mình. Steven Goldfeder là đồng tác giả của cuốn sách giáo khoa lớn về tiền điện tử, “Bitcoin và Công nghệ tiền điện tử.”

 Ed Felten: Ed Felten là Nhà đồng sáng lập và Nhà khoa học trưởng của Arbitrum. Ông là giáo sư tại Đại học Princeton và có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học máy tính và chính sách công nghệ thông tin. Ông cũng là Giám đốc sáng lập của Trung tâm Chính sách Công nghệ Thông tin của Princeton.

Harry Kalodner: Harry Kalodner là Đồng sáng lập và CTO của Arbitrum. Ông hiện đang là ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Princeton và đã làm việc với giáo sư Arvind Narayanan. Nghiên cứu của ông tập trung vào kinh tế tiền điện tử, tính ẩn danh và khả năng tương thích khuyến khích. Ông đã tạo ra BlockSci, một công cụ nghiên cứu tiền điện tử và mô phỏng kỹ thuật khai thác Bitcoin.

 

Team ARB
Đội ngũ phát triển của Arbitrum

Nhà đầu tư – Investors

 Offchain Labs đã huy động một tổng số là 143.7 triệu USD thông qua ba vòng gọi vốn khác nhau, với định giá cao nhất là 1.2 tỷ USD. Dưới đây là thông tin chi tiết về các vòng gọi vốn:

Seed Round: Vào năm 2019, Offchain Labs đã huy động 3.7 triệu USD trong vòng gọi vốn dưới dạng Seed Round. Vòng gọi vốn này đã được dẫn đầu bởi Pantera Capital và có sự tham gia của các nhà đầu tư khác như Compound VC và nhiều cá nhân khác, bao gồm Raphael Ouzan của Blocknation, Jake Seid và một số nhà đầu tư giấu tên.

Series A: Ở vòng ngày Offchain Labs đã huy động thêm 20 triệu USD trong vòng Series A vào tháng 4 năm 2021.

Series B: Vào tháng 8 năm 2021, Offchain Labs đã huy động thêm 120 triệu USD trong vòng Series B. Vòng gọi vốn này được dẫn đầu bởi Lightspeed Venture Partners và có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư quan trọng khác như Polychain Capital, Ribbit Capital, Redpoint Ventures, Pantera Capital, Alameda Research và người tỷ phú Mark Cuban. Tại thời điểm đó, dự án đã được định giá 1.2 tỷ USD.

Nhà đầu tư của Arbitrum
Dàn Backer khủng của Arbitrum

 

Nhận định cá nhân về ARB

Arbitrum (ARB) là một dự án tiềm năng trong lĩnh vực Layer 2 của mạng Ethereum. Với tốc độ giao dịch nhanh, mức phí thấp, và sự hỗ trợ từ một hệ sinh thái phát triển đa dạng, Arbitrum đang đóng góp rất lớn vào sự mở rộng và phát triển của mạng lưới blockchain nói chung và Ethereum nói riêng.

Một trong những điểm đáng quan tâm là sự tăng trưởng vượt bậc về TVL và sự xuất hiện ngày càng nhiều giao thức mới trên nền tảng này.

Với những thành tích đã đạt được và đang thể hiện rất tốt tầm ảnh hưởng của mình trên Ethereum mình nghĩ ARB sẽ là con hàng rất tiềm năng và xứng đáng đầu tư dài hạn hướng tới mùa uptrend tới. Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận rằng Arbitrum vẫn đang phụ thuộc vào GMX nhiều, điều này có thể mang lại một mức độ rủi ro.

Về GMX là một DEX phái sinh hàng đầu trên ARB với TVL lên tới hơn 400M$ chiếm 1/4 hệ ARB mảng DEFI. Vừa qua GMX đã thể hiện độ “ngông” khi muốn lấy 14M token ARB tương đương 28% trong sự kiện Incetive được tổ chức bởi Arrbitrum DAO.

Cùng với đó bản  nâng cấp Arbitrum Nitro kì vọng sắp tới sẽ mang lại sự phát triển vượt bậc cho ARB như việc Optimisms từng làm trong quá khứ với Superchain . Bản cập nhật này không chỉ đánh dấu sự tiến bộ trong công nghệ blockchain mà còn hứa hẹn cải thiện đáng kể trải nghiệm của nhà phát triển và người dùng. Thế nên tiềm năng và sinh lời của ARB là rất triển vọng trong tương lai.

Xét về tham vọng và định hướng tương lai cá nhân mình thấy ARB đang làm khá tôt và đã có thành tích ở hiện tại. Nó hơn hẳn so với một số dự án được kì vọng hứa hẹn đem lại những công nghệ vượt trội như APT, SUI.  Với lượng User và dòng tiền khủng chỉ cần có lý do hợp lí, việc đẩy giá có lẽ chỉ là thời gian.

Tổng kết

Trên đây là  toàn bộ thông tin và phân tích của mình về dự án Arbitrum, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn. Mọi ý kiến bình luận về dự án cũng như phản hồi về nội dung, thông tin bài viết các bạn có thể bình luận phía dưới, hoặc liên hệ theo các kênh thông tin của Team mình nhé.

Lưu ý:

Bài viết ch nhằm mục đích thông tin, không đi din cho số đông và không phải lời khuyên đầu tư.

Chúc các bạn đầu tư thành công!

 XEM THÊM

Sui Network (SUI) là gì? Dự án phát triển bởi các cựu đội ngũ dự án Diem của Facebook đang làm gì?