10 tiêu chí đánh giá một dự án Crypto tiềm năng

10 yếu tố đánh giá tiềm năng một dự án Crypto

10 tiêu chí đánh giá một dự án Crypto tiềm năng này được hình thành qua thời gian trải nghiệm thị trường của mình. Nó không đại diện cho tất cả hay một chuẩn mực nhất định cho tiêu chí đánh giá một dự án crypto trong thị trường, các bạn có thể tham khảo nhé, đặc biệt là các bạn mới.

Bạn là người mới? bạn là người bận rộn và không có thời gian tìm hiểu thị trường Crypto? bạn mua coin vì thấy bạn bè đồng  nghiệp có lời và họ đã được x nhiều tài khoản bằng cách đầu tư Crypto? v.v.. Tuy nhiên khi vào lệnh bạn chỉ bị thua lỗ mà chưa thấy lời đâu cả. Tại sao vậy?

Hầu như ai mới vào thị trường đều vậy, tất cả chúng ta vào với tâm thế chiến thắng thị trường mà chưa biết thị trường vận hành như thế nào? bản chất cuộc chơi ra sao? Động lực nào để nó tăng giá tiếp? Các dự án đó có tiềm năng không?

Thế nào là dự án tiềm năng?

Dự án crypto tiềm năng là một dự án có thể tăng giá mạnh và phát triển trong tương lai, để làm được điều đó những dự án này phải được các nhà đầu tư uy tín, công nghệ vượt trội trước thời đại, có đội ngũ Team phát triển dự án tâm huyết, tầm nhìn hướng tới dài hạn. Tóm lại, dự án tiềm năng chính là một dự án sẽ giúp chúng ta gia tăng tài khoản trong tương lai.

 

10 tiêu trí đánh giá một dự án Crypto tiềm năng

 

Để có thể gia tăng tài sản, có vị thế tốt trong lĩnh vực tài chính bạn cần phải có một cách chơi, cách tiếp cận dự án, và có những tiêu trí cho riêng cho mình. Qua quá trình học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu mình đã rút ra được 10 tiêu trí đánh giá một dự án Crypto tiềm năng khi nghiên cứu một dự án, đó là:

 

Dự án giải quyết vấn đề gì? Lĩnh vực gì?

 

Trước khi bắt tay vào một dự án, đội ngũ phát triển thường đã nhìn thấy một vấn đề nan giải và chưa ai giải quyết được trong lĩnh vực Crypto, có thể là một vấn đề nhỏ trong một hệ sinh thái, có thể là một ý tưởng đột phá mà chưa dự án nào trước đó làm được trong thị trường này, có thể là một lĩnh vực mới phục vụ nhu cầu của người dùng ngoài đời thật.v.v…

Do đó đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết đến sự thành công của dự án bởi nếu làm tốt, dự án sẽ được cộng đồng đón nhận từ đó giá trị của đồng coin, token đó sẽ trở nên phổ biến và có giá trị cao trong đầu tư.

Ngược lại nếu dự án làm giống dự án trước đó đã làm, cơ hội phát triển và tăng trưởng sẽ không được cao bởi sẽ phải cạnh tranh với dự án trước đó và đối mặt với việc ý tưởng đã cũ, mọi người không quá FOMO vào nữa.

Trong phần này các ý tưởng theo trend có thể sẽ xuất hiện, nó sẽ mang lại lợi nhuận ngắn hạn, nhưng hãy nhớ rằng trend thay đổi nhanh chóng. Đầu tư vào những dự án này thường thích hợp cho việc giao dịch ngắn hạn.

 

D án thuc nhóm nào?

 

Xác định nhóm coin hoặc token mà một dự án thuộc vào là một bước quan trọng để hiểu rõ về bối cảnh và tiềm năng của dự án đó. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách dự án tương tác với thị trường tiền điện tử và cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Dưới đây là một số lí do tại sao việc xác định nhóm coin quan trọng:

So Sánh và Đánh Giá: Bằng cách biết dự án thuộc nhóm coin nào, bạn có thể so sánh nó với các dự án tương tự trong cùng nhóm. Điều này giúp bạn đánh giá tiềm năng của dự án so với các đối thủ cạnh tranh.

Dòng Tiền Thị Trường: Thị trường tiền điện tử thường di chuyển theo các dòng tiền tập trung vào các nhóm coin cụ thể. Khi một nhóm coin nhất định trở nên hot, dòng tiền thường chảy vào các dự án thuộc nhóm đó. Điều này có thể tạo cơ hội tăng giá cho các dự án trong nhóm.

Tiềm Năng Tăng Trưởng: Nếu bạn thấy một dự án thuộc nhóm coin có tiềm năng tăng trưởng, bạn có thể kỳ vọng rằng nó có thể đạt được mức vốn hoá tương tự như các dự án khác trong nhóm. Điều này có thể cung cấp một khung thời gian cho việc đầu tư.

Tóm lại, việc xác định nhóm coin của một dự án giúp bạn hiểu rõ hơn về bối cảnh của nó trong thị trường tiền điện tử và cách nó có thể tương tác với các yếu tố khác để xác định tiềm năng tăng trưởng.

 

D án sn phm đã có chưa? Đã có ng dng chưa?

 

Việc xác định xem dự án có sản phẩm hoặc không, và nếu có thì sản phẩm đó giải quyết vấn đề gì, là một phần quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng của một dự án tiền điện tử. Dưới đây là lý do tại sao điều này quan trọng:

Độ Tin Cậy: Một dự án có sản phẩm hoặc một phiên bản thử nghiệm sẽ thường được đánh giá cao hơn so với dự án chỉ dựa trên ý tưởng hoặc whitepaper. Sản phẩm thực tế giúp tạo độ tin cậy đối với dự án và đội ngũ phát triển.

Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề: Bằng cách kiểm tra sản phẩm, bạn có thể đánh giá xem dự án có khả năng giải quyết vấn đề cụ thể trong ngành hay không. Sản phẩm giúp thấy rõ hơn cách dự án hoạt động và giải quyết các thách thức.

Ưu Thế Cạnh Tranh: Nếu có sản phẩm, bạn có thể so sánh nó với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường. Điều này giúp xác định ưu điểm cạnh tranh của dự án và liệu nó có thể cạnh tranh hiệu quả.

Tóm lại, việc kiểm tra xem dự án có sản phẩm hoặc roadmap cụ thể cho sản phẩm sẽ giúp bạn đánh giá rõ hơn về khả năng thực hiện và tiềm năng của dự án đó.

 

Đội Ngũ Phát Triển (Team):

 

Để dưa dự án thành công và phát triển xuyên suất đó chính là Team, dự án có đội ngũ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và tâm huyết, những người có kinh nghiệm lâu năm về thị trường và công nghệ blockchain sẽ giúp dự án hoàn thiện một cách nhanh tróng và hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu Team phát triển dự án có đáp ứng được một số yêu cầu như.

Kinh Nghiệm và Tài Năng: Kiểm tra xem các thành viên trong đội ngũ có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử hay không. Các dự án có lợi thế khi có những người ưu tú trong đội ngũ với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này trong quá khứ.

Tầm Nhìn : Đánh giá xem dự án có tầm nhìn và mục tiêu dài hạn rõ ràng hay không. Một đội ngũ phải biết rõ họ đang làm gì và muốn đạt được điều gì.

Tương Tác Cộng Đồng: Xem xét cách đội ngũ tương tác với cộng đồng. Dự án có thường xuyên cập nhật thông tin và đáp ứng phản hồi từ cộng đồng không? Các bạn có thể tham gia vào gifhub, Twitter, Telegram của dự án để hỏi họ những vấn đề mà bạn thắc mắc. Bạn có thể xem các câu hỏi trước đó của người khác xem Team có nhiệt tình trả lời không? Nếu hàng ngày điều đố vẫn xảy ra vs tần suất nhiều chứng tỏ dự án vẫn hoạt động.

Đối Tác và Liên Kết: Kiểm tra xem dự án có hợp tác với các đối tác hoặc có liên kết với các dự án lớn nào khác không. Điều này có thể giúp dự án tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển.

 

Nhà đầu tư (Backers & Investors):

 

Backers & Investors là những nhà đầu tư đằng sau dự án, thường là các quỹ đầu tư mạo hiểm, họ sẽ giúp dự án có tiền để duy trì và tập chung vào phát triển dự án.

Với những Backers & Investors lớn, họ có đội làm giá kinh nghiệm và có những con người am hiểu về công nghệ, nên khi họ quyết định đầu tư vào một dự án, dự án đó chắc hẳn sẽ có tiềm năng trong tương lai, chúng ta có thể theo họ và tìm hiểu.

Chúng ta có thể quan tâm đến một số điểm của Backers & Investors như sau.

Danh Mục Đầu Tư: Xem xét danh mục đầu tư của dự án, tức là các nhà đầu tư đã đầu tư vào dự án này. Nếu có các quỹ đầu tư lớn và uy tín, đây là một dấu hiệu tích cực. Đặc biệt là những quỹ đầu tư Tier 1 và Tier 2, những quỹ này thường nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư.

Sự Kết Hợp với Quỹ Đầu Tư: Nếu một dự án đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng, điều này có thể là một dấu hiệu rằng dự án được xem xét kỹ lưỡng và đánh giá cao.

Lợi Nhuận Của Quỹ: Nếu các quỹ đầu tư có danh mục đầu tư lợi nhuận cao, có khả năng là dự án đã được kiểm tra kỹ và được coi là có tiềm năng tăng trưởng.

Kết hợp thông tin về đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự nghiêm túc và tiềm năng của dự án. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc đánh giá dự án tiềm năng vẫn có một phần mạo hiểm và cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau.

 

Tokenomics

 

Tokenomics (kết hợp giữa Token và Economics) là một khía cạnh rất quan trọng của các dự án tiền điện tử và blockchain. Nó giúp chúng ta có thể đánh giá được ai là người sẽ có lợi trong dự án đó? Team? Backer? Hay là những người chơi như chúng ta?

Nếu cán cân nghiêng quá lớn vào Team sẽ làm cho đội ngũ lười phát triển và có xu hướng sẽ bán token ra ngoài thị trường để thu lời, nếu ít quá thì họ sẽ không có động lực làm việc.

Nếu nghiêng về Backer quá thì dễ thao túng giá, đây sẽ là cơ hội cho chúng ta, nếu giá đồng coin đó đang x rất nhiều lần, vài chục lần, hàng trăm lần so với  giá mua các vòng gọi vốn thì hãy coin trừng bị xả, nhưng nếu nó đang x mới có vài lần so với giá gọi vốn thì đây sẽ là cơ hội đầu tư cho chúng ta, vì backer có tiếng họ thường không chịu thiệt khi đầu tư vào một dự án.

Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng Tokenomics để đánh giá một dự án:

Tổng Cung  (Total Token Supply): Đây là tổng số lượng token phát hành của một dự án. Một tổng cung quá lớn có thể dẫn đến hiệu ứng Pump – Dump, rất nhiều đồng coin/token đã tăng giá giai đoạn đầu sau đó giảm giá trị token. Tùy thuộc vào mục tiêu của dự án, một tổng cung cấp thấp hơn có thể làm tăng giá trị của mỗi token.

Phân Phối Token (Token Distribution): Cách mà token được phân phối ban đầu rất quan trọng. Cần xem liệu có sự tập trung quá lớn trong số một vài nhà đầu tư hoặc Team, hay nó được phân phối một cách cân bằng. Một phân phối cân bằng sẽ tạo ra cuộc chơi công bằng và đảm bảo rằng dự án không bị kiểm soát bởi một ít người.

Lịch mở khoá (Token Lock-up and Vesting): Nhiều dự án sẽ áp dụng việc khoá token để ngăn việc bán tháo gây giảm giá token. Xem xét xem có những khoản khoá token và thời gian khoá là bao lâu.

Nếu dự án mà mở khóa cho Team và Backer nhiều ngay sau khi token ra mắt, điều này rất nguy hiểm, vì thông thường nếu chia kiểu này, lúc mới ra mắt Team, Backer sẽ thuê MM để làm giá, sau đó họ xả dần theo thời gian, các bạn có thể tham khảo các đồng coi cũ trước đây như BICO, ICP…

Sử Dụng Token trong Hệ Sinh Thái (Token Utility): Xem xét cách mà token được sử dụng trong hệ sinh thái của dự án như thế nào. Nó có giá trị thực tế và vai trò quan trọng, hay chỉ đơn thuần là một cách để đầu tư và giao dịch – có lợi cho Team và Backer?

Kế Hoạch Phát Hành Token (Token Release Schedule): Một kế hoạch phát hành token có thể giúp kiểm soát việc cung cấp token ra thị trường và giữ giá token ổn định.

Thông thường một dự án phát hành hết token theo quan điểm của mình là khoảng 4-6 năm trở lên, sự cam kết lâu dài đó phần nào khẳng định dự án muốn đi đường dài và có mục tiêu rõ ràng.

Tỷ Lệ Token Locked trong DeFi hoặc Staking (Token Staked in DeFi or Staking): Xem xét tỷ lệ token bị khoá trong các giao dịch DeFi hoặc giao dịch cổ phần (staking). Điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh và làm giảm cung cấp tự do, có thể ảnh hưởng đến giá trị của token.

Tokenomics đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính bền vững của dự án và cách mà nó sẽ phát triển trong tương lai. Một khái niệm mà mọi người hay nói về Tokenomics đó là ” Ván bài lật ngửa” mà Team và Backer đã vẽ cho chúng ta. Do đó các bạn nên tập trung và cố gắng học hỏi phân tích mục này.

 

Tokenomics chuẩn của một dự án

Tokenomics của một dự án 

 

Thanh khoản

 

Tính thanh khoản, hay còn được gọi là Liquidity, có một vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới tiền điện tử. Nó thể hiện mức độ quan tâm của cộng đồng đến đồng coin đó.

Tính thanh khoản cao sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư. Thanh khoản cao giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch nhanh chóng và dễ dàng, không gặp phải trở ngại của việc tìm người mua hoặc bán. Hơn nữa, nó thường đi kèm với sự chênh lệch giá nhỏ, giúp tiết kiệm tiền cho người tham gia thị trường. Tính thanh khoản cũng tạo niềm tin với các nhà đầu tư về tính ổn định và tin cậy của thị trường.

Điều quan trọng khác về tính thanh khoản là nó tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ tài chính trong thế giới tiền điện tử, bao gồm các dịch vụ như Spot, Lending (vay mượn) và giao dịch Future. Điều này sẽ giúp các bạn có nhiều lựa chọn hơn và mang lại nhiều cơ hội thành công hơn.

Đối với các dự án tiền điện tử, tính thanh khoản cao là điều quan trọng để thu hút nhà đầu tư và đạt được sự phát triển bền vững về lâu dài. Nó là yếu tố quyết định liệu đồng coin/token đó có khả năng niêm yết và được giao dịch trên các sàn lớn hay không?

 

Roadmap (L trình) có đúng không?

 

Lộ trình (roadmap) của một dự án tiền điện tử hoặc blockchain rất quan trọng để đánh giá tiềm năng của dự án. Nếu dự án không thực hiện đúng roadmap đề ra chứng tỏ dự án đang có vấn đề. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng lộ trình để đánh giá một dự án:

Đúng lịch trình: Kiểm tra xem dự án đã thực hiện theo lộ trình mà họ đã công bố hay không. Nếu dự án tuân theo kế hoạch đã công bố, đó là một dấu hiệu tích cực về tính nghiêm túc và cam kết của dự án.

Tiến triển cụ thể: Xem xét các mục tiêu cụ thể trong lộ trình. Dự án đã hoàn thành những mục tiêu quan trọng nào? Điều này có thể là một chỉ báo về khả năng của dự án để đạt được các mục tiêu khó khăn và quan trọng trong tương lai.

Sản phẩm và phát triển công nghệ: Nếu dự án đã ra mắt sản phẩm hoặc giao thức cơ bản, hãy kiểm tra xem nó hoạt động như thế nào. Sản phẩm có khả năng giải quyết vấn đề hay không? Dự án có cải tiến công nghệ và tích hợp các tính năng mới không?

Tương lai: Đánh giá những mục tiêu trong tương lai của dự án. Nếu lộ trình bao gồm những phần quan trọng và thú vị, đó có thể là một dấu hiệu rằng dự án sẽ tiếp tục phát triển và đạt được những mục tiêu đầy tham vọng.

Cam kết và cập nhật: Quan sát cách dự án cam kết và tương tác với cộng đồng trong việc cập nhật lộ trình. Dự án có sẵn sàng thông báo về bất kỳ thay đổi nào trong lịch trình không?

Lộ trình là một cách quan trọng để đánh giá tầm nhìn và khả năng thực hiện của dự án. Nó giúp bạn xem xét xem dự án có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai hay không, và nó cũng giúp bạn đảm bảo bạn đang đầu tư vào một dự án nghiêm túc và có tầm nhìn.

 

White Paper

 

White Paper là một trong những công cụ quan trọng nhất để chúng ta nhìn vào trước khi đầu tư vào một dự án crypto, với White Paper nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ toàn bộ về dự án và tiềm năng của nó. Nếu dự án làm thật và chuyên nghiệp họ sẽ cung cấp cho chúng ta đầy đủ các thông tin, bởi họ rất tự tin vào những thứ họ hướng tới.

Các bạn nên đọc và tìm hiểu sâu những nội dung sau.

Thông tin tổng quan

Cách thức hoạt động

Tokenomics

Nhóm phát triển:

Lộ trình phát triển:

Cơ cấu phân phối token:

Quản trị

Các tính năng nổi bật

Đối tác của dự án đang có.

 

Phân tích kỹ thuật tìm điểm mua

 

Phân tích kỹ thuật không phải là yếu tố hoàn toàn quyết định thành công, nhưng là một phần quan trọng trong quy trình đầu tư vào tiền điện tử. Sau khi đã đánh giá các yếu tố phía trên và xác định tiềm năng của một dự án, việc theo dõi, phân tích biểu đồ giá tìm entry tốt sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi quan sát biểu đồ giá, phân tích kĩ thuật:

Tình hình giá hiện tại: Điều quan trọng mục này là xác định giá hiện tại của coin hoặc token trong dự án. Cân nhắc xem nó đã tăng mạnh gần đây hay đang ở mức giá thấp.

Biểu đồ lịch sử: Xem biểu đồ giá trong một khoảng thời gian dài hơn để nhận biết các mô hình và xu hướng. Điều này giúp bạn xác định nếu giá đang trong giai đoạn tăng trưởng hay điều chỉnh.

Khối lượng giao dịch: Quan sát khối lượng giao dịch của dự án bạn quan tâm, từ đó có thể giúp bạn đánh giá sự tương tác của thị trường với coin hoặc token. Khối lượng lớn thường đi kèm với sự quan tâm từ các nhà đầu tư, nhưng cũng có thể gây ra biến động giá lớn.

Hỗ trợ và kháng cự: Xác định các mức hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) trên biểu đồ giá. Đây là các mức giá mà giá thường gặp khó khăn để vượt qua hoặc đảo chiều tại đó. Điều này có thể giúp bạn đặt mục tiêu lợi nhuận và dừng lỗ.

Các tín hiệu kỹ thuật: Nếu bạn quen thuộc với phân tích kỹ thuật, bạn có thể tìm kiếm các tín hiệu như các đường trung bình, chỉ báo RSI, MACD và nhiều tín hiệu khác trên biểu đồ để xác định xu hướng.

Thời gian cầm giữ: Xác định mục tiêu thời gian cầm giữ của bạn. Bạn có ý định đầu tư ngắn hạn (ví dụ, trong vòng vài tuần) hay dài hạn (ví dụ, trong vòng vài năm)? Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá biểu đồ giá và xác định điểm mua và bán.

 

Tổng kết

 

Trong thế giới đầy biến động của tiền điện tử, việc đầu tư đòi hỏi kiến thức, nghiên cứu, và quản lý rủi ro thận trọng. Những tiêu chí mà bạn đã nghiên cứu và xem xét trong bài viết là cơ sở để bạn đánh giá và chọn lựa dự án tiềm năng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có cách nào để đảm bảo thành công tuyệt đối trong thị trường này.

Thị trường tiền điện tử thường biến đổi nhanh chóng và không ổn định. Dự án tiềm năng có thể thất bại và ngược lại. Hãy luôn kiên nhẫn, luôn cập nhật kiến thức, và luôn thận trọng trong quá trình đầu tư.

Nếu bạn tuân theo các nguyên tắc cơ bản và không đặt mục tiêu quá cao, đầu tư vào tiền điện tử có thể trở thành một phần hấp dẫn của chiến lược đầu tư của bạn.

Chúc bạn thành công và may mắn trên hành trình đầu tư và khám phá thế giới của tiền điện tử!

Xem thêm:

Chiến Lược Đầu Tư DCA Dài Hạn Là Gì? Tại Sao DCA Dài Hạn Là Lựa Chọn Thông Minh cho Đầu Tư Crypto? 2023 – 2025