Pendle Finance (PENDLE) là gì? Toàn bộ thông tin về dự án tiềm năng mảng LSDFi Pendle

Ngày 19/10/2023  by Quang Huy

 

Ngày 3/7 binance bất ngờ thông báo sẽ list dự án Pendle, dự án thứ 35 trên nền tảng Binance Lauchpool.  Mỗi khi có một dự án được list trên 2 nền tảng Lauchpad và Lauchpool mọi người đều hết sức tò mò và theo dõi, chắc hẳn tất cả có lẽ đều bất ngờ khi tại thời điểm Binance thông báo Pendle đang x gần 20 lần so với đáy trước đó vào cuối năm 2022 đầu năm 2023.

Vậy Pendle Finance là gì? Có gì nổi bật, dự án đang làm về mảng gì? Cùng HTD Research tìm hiểu về dự án này nhé.

 

 Pendle Finance là gì?

 

Pendle là một giao thức yield-trading phi tập trung tạo điều kiện cho người dùng có thêm lợi nhuận từ việc staking và giao dịch phái sinh. Với tính năng hoàn toàn mới này Pendle giúp người dùng có lãi kép nhờ việc sử hữu tài sản Crypto trước đó.

Nói một cách khác Pendle giúp chúng ta tối ưu khả năng token hóa và giao dịch lợi nhuận trong tương lai từ các giao thức DeFi khác nhau, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới tài chính truyền thống (TradFi) và DeFi.

Xem thông tin nhiều hơn về Pendle tại đây.

 

Điểm đặc biệt của Pendle Finance

 

Một trong những ưu điểm nổi bật của Pendle Finance là sự linh hoạt và ổn định cao hơn mà nó mang lại cho người dùng DeFi. Trong mô hình truyền thống, việc kiếm lời từ tài sản tiền điện tử thường liên quan đến việc đặt cược hoặc cung cấp tính thanh khoản cho các giao thức tự động làm thị trường (AMM). Tuy nhiên, Pendle chuyển điểm tập trung từ việc nắm giữ tài sản đến việc tận dụng lợi nhuận trong tương lai thông qua giao dịch phái sinh.

Một ví dụ về cách Pendle hoạt động là người dùng có thể cất giữ token phái sinh của một giao thức DeFi nào đó thay vì cất giữ trực tiếp tài sản gốc. Khi giao dịch được thực hiện, họ có thể kiếm lợi nhuận từ việc mua bán các token này. Điều này không chỉ giúp họ tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm bớt rủi ro liên quan đến biến động giá trong thị trường tiền điện tử.

Cụ thể hơn, bình thường các bạn hold BTC vs ETH lâu dài, các bạn muốn tối ưu hóa coin, các bạn có thể gửi vào LDO để lấy lãi một năm trả hạn, và đến đây chúng ta thường không thể làm gì hơn, nhưng đến vs Pendle, với những gì họ cung cấp, họ sẽ đưa cho bạn một tài sản đại diện (lãi 1 năm cam kết) và bạn có thể đem đi staking, giao dịch, hoặc bất cứ điều gì miễn là phù hợp với giao thức.

 

Cơ chế hoạt động của Pendle Finance

 

Pendle Finance đang tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa DeFi và Liquid Staking Derivative (LSDfi), mang đến cơ hội mới cho người dùng để tăng thu nhập thông qua việc sử dụng nguồn vốn đã được đặt cọc trước đó trong hoạt động phái sinh.

Mô hình hoạt động của Pendle Finance dựa trên việc người dùng stake (đặt cọc) tài sản của họ trong một bể thanh khoản cụ thể của Pendle, với một khoảng thời gian đáo hạn nhất định. Trong quá trình này, tài sản stake sẽ được chia thành hai loại token khác nhau: Principle Token (PT) và Yield Token (YT).

Principle Token (PT): Đây là phần của tài sản gốc và đại diện cho số tiền gốc của tài sản đó. PT có giá trị quy đổi sau khi thời gian đáo hạn kết thúc. Nó giữ nguyên giá trị cố định và đảm bảo rằng người dùng không mất vốn ban đầu sau thời gian đáo hạn.

Yield Token (YT): YT đại diện cho tất cả lợi nhuận của tài sản gốc trong thời gian đáo hạn. Người dùng có thể nhận lợi nhuận này bất kỳ lúc nào trong thời gian đáo hạn hoặc đợi đến khi thời gian đáo hạn kết thúc để nhận toàn bộ lợi nhuận. YT mang lại tính linh hoạt cho người dùng, cho phép họ quản lý lợi nhuận của mình theo cách tốt nhất.

Mô hình này của Pendle Finance giúp tận dụng tối đa giá trị từ việc đặt cọc tài sản và lợi nhuận sinh ra từ đó. Nó cung cấp cho người dùng sự linh hoạt trong việc quản lý lợi nhuận và tạo cơ hội để tăng thu nhập. Pendle đang thúc đẩy một sự đổi mới trong cách người dùng tận dụng và giao dịch với tài sản của họ trong hệ sinh thái DeFi, và việc kết hợp DeFi và Liquid Staking Derivative có thể mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho cộng đồng DeFi.

Để hiểu dõ vấn đề này PENDLE đã lấy một ví dụ minh họa để chúng ta hiểu rõ hơn

 

hình thức hoạt động của dự án Pendle Finance

 

Giả sử bạn có 100 DAI và bạn muốn tận dụng chúng trong nền tảng cho vay Compound trong vòng 3 tháng, nhận lợi nhuận là 1 DAI và 0.5 COMP. Thay vì đưa trực tiếp 100 DAI vào Compound, bạn có thể sử dụng Pendle để làm điều này.

Khi bạn sử dụng Pendle, bạn đặt 100 DAI vào Pendle, và Pendle sẽ gửi chúng lên Compound. Trong quá trình này, bạn sẽ nhận được 100 PT cDAI và 100 YT cDAI.

100 PT cDAI đại diện cho số tiền gốc của bạn, tức là 100 DAI. Sau khi thời gian đáo hạn 3 tháng kết thúc, bạn có thể yêu cầu lại toàn bộ số tiền gốc này, đảm bảo rằng bạn không mất vốn ban đầu.

100 YT cDAI đại diện cho lợi nhuận trong tương lai, gồm 1 DAI và 0.5 COMP. Bằng cách nắm giữ 100 YT cDAI, bạn có thể yêu cầu lợi nhuận này bất kỳ lúc nào theo thời gian thực. Điều này mang lại sự linh hoạt cho bạn trong việc quản lý lợi nhuận và thuận tiện hơn trong việc tận dụng các cơ hội giao dịch và kiếm lời trong DeFi.

Như vậy, Pendle Finance giúp bạn tối ưu hóa việc tận dụng tài sản và lợi nhuận trong hệ sinh thái DeFi, đồng thời cung cấp sự linh hoạt và tính ổn định trong việc quản lý các khoản đầu tư và thu nhập từ chúng.

 

Team

 

Dự án Pendle Finance được xây dựng và phát triển bởi một nhóm người tài năng đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Dưới đây là một số thành viên quan trọng của nhóm lãnh đạo:

Nghia Pham: Một trong các đồng sáng lập của dự án Pendle Finance, Nghia Pham đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển và thúc đẩy dự án.

Thức L.: Thức L. cũng là một trong các đồng sáng lập và là một phần quan trọng của nhóm lãnh đạo của Pendle Finance.

Daryl Tan: Daryl Tan là một trong các thành viên quan trọng của đội ngũ phát triển dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý sản phẩm.

Kevin Tseng: Kevin Tseng cũng là một trong các thành viên quan trọng của dự án Pendle Finance, đóng góp vào khía cạnh kỹ thuật và phát triển.

Long Vuong Hoang: Long Vuong Hoang có sự đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển dự án Pendle Finance.

 

Nhà đu tư

 

Vào ngày 16/04/2021, Pendle Finance đã thành công trong việc kêu gọi vốn tại vòng Private với số tiền 3.7 triệu đô la Mỹ. Đây là một thành tựu đáng kể và đã thu hút sự tham gia của nhiều đối tác quan trọng. Mechanism Vapital đã đứng đầu dự án này, và cùng họ có sự tham gia của các tên tuổi như Crypto.com, Spartan Group, Haskey Capital, LedgerPrime, Sora Ventures, và một số Angel Investor nổi tiếng như Hongbo – CEO & Co Founder của Debank và Taiyang Zhang – CEO & Co Founder của Ren Protocol.

Vào ngày 23/08/2023, Binance Labs đã công bố đầu tư thành công vào Pendle Finance, đánh dấu sự quan tâm và ủng hộ từ một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành tiền điện tử.

Backer của Pendle Finance
Backer của Pendle Finance

Tokennomic

Tổng quan về token

Dưới đây là một tổng quan về token Pendle (Pendle token) của dự án Pendle Finance:

Tên dự án: Pendle Finance

Mã token: Pendle

Blockchain: Ethereum

Phân loại token: ERC-20 (dựa trên tiêu chuẩn token của Ethereum)

Địa chỉ hợp đồng thông minh (Smart Contract): 0x808507121b80c02388fad14726482e061b8da827

Tổng cung (Total Supply): 235.890.444 Pendle token

 

Token Allocation

 

Ecosystem Fund (Quỹ Sinh thái): Chiếm 19.2% tổng cung cấp. Quỹ này thường được sử dụng để hỗ trợ phát triển và mở rộng hệ sinh thái của dự án Pendle Finance.

Core Team (Nhóm Lãnh đạo): Chiếm 5.7% tổng cung cấp. Phần này thường dành cho các thành viên của nhóm chủ chốt và đội ngũ phát triển để thúc đẩy và duy trì dự án.

Circulating (Lưu hành): Chiếm 65.1% tổng cung cấp. Pendle token có thể được mua bán và giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử và là phần chủ yếu của token có sẵn cho cộng đồng.

Incentives (Kích thích): Chiếm 10% tổng cung cấp. Phần này có thể được sử dụng để thưởng cho các hoạt động khuyến mãi và kích thích cộng đồng tham gia vào nền tảng Pendle Finance.

 

Phân bổ token của dự án Pendle
Phân bổ token của dự án Pendle

Token Release

 

Lịch mở khóa của token Pendle
Nguồn token.unlock

 

Token Use Case

 

Pendle Finance sử dụng mô hình veTokens (Virtualized Yield Tokens) tương tự như nhiều nền tảng DeFi hiện nay. Mô hình veToken của Pendle có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

vePENDLE Lockup: vePENDLE là phiên bản virtualized của token PENDLE. Có một quy tắc khóa đặc biệt cho vePENDLE, trong đó giá trị của vePENDLE sẽ giảm dần trong vòng 2 năm. Điều này có nghĩa là vePENDLE sẽ không thể truy cập hoặc giao dịch trong một khoảng thời gian cố định, tạo ra một yếu tố thời gian trong việc tạo ra lợi nhuận từ nó.

Chia sẻ Doanh thu: Toàn bộ doanh thu từ giao thức Pendle sẽ được chia sẻ cho các détenteurs (người nắm giữ) vePENDLE.

Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights): vePENDLE có quyền bỏ phiếu, cho phép détenteurs tham gia vào quyết định về hướng đi của giao thức. Điều này giúp cộng đồng định hình việc phân phối và tối ưu hóa lợi nhuận từ các pool khác nhau.

Phần thưởng cho LP (Liquidity Providers): Nếu bạn là một LP, nghĩa là bạn cung cấp thanh khoản cho giao thức bằng cách gửi tài sản của bạn vào các pool, và bạn nắm giữ vePENDLE, bạn sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn. Điều này thúc đẩy người dùng tham gia vào việc cung cấp thanh khoản và đồng thời nắm giữ vePENDLE để tận dụng lợi nhuận tốt hơn.

Pendle trong DEFI

Tại thời điểm bài viết Market cap của Pendle đang là 67M$, giá của Penndle là 0.67$- với giá này đã giảm từ đỉnh gần nhất 60% tính từ đáy (không tính cây rút râu mạnh).

Voum giao dịch hiện tại là 12M$, lượng staked trên nền tảng là 29.66M$. Tuy nhiên phí thu về khá thấp. Cụ thể chỉ có 273$

TVL của Pendle tăng rất ấn tượng, tuy 2 tháng gần đây thị trường ảm đạm và ít giao dịch nhưng Pendle đang làm khá tốt công việc của mình, TVL chưa thấy dấu hiệu của việc dừng lại.

Tuy gần đây có khá nhiều thông tin cho rằng tiền dự án đổ vào đây là chính nhưng các bạn cũng dễ dàng nhận ra đây là số lượng tiền lớn, cùng với đó đây là dự án do Team dev Việt Nam chúng ta phát triển nên khả năng này mình nghĩ là thấp.

 

TVL của Pendle
Nguồn Defillama

Lượng token Pendle đang trên sàn

  

Onchain của Pendle

 

Tại thời điểm viết bài chúng ta có thể thấy hiện tại lượng cung trên sàn CEX và DEX của Pendle khá thấp, số lượng trên 2 sàn chỉ chiếm hơn 15% tổng cung, chứng tỏ mọi người đang nắm giữ Pendle khá nhiều, bên cạnh đó là họ đã rút về ví và không để trên sàn.

Với việc rút về ví chúng ta có thể thấy được những điều sau:

Người dùng đang tham gia vào các sản phẩm của Pendle để lấy  lãi.

Tin tưởng vào dự án có thể tăng trưởng trong thời gian tới cũng như mảng LSDFi sẽ bùng nổ.

Có thể các cá đã bắt đầu gom hàng.

 

Nhận định về Pendle

Chúng ta có thể thấy Trend LSD/LSDfi khá là được cộng đồng quan tâm trong thời gian gần đây từ khi Ethereum chuyển sang POS cùng với đó là các bản nâng cấp quan trọng của họ.

Cùng với đó Binance Research đã dành ra một bài viết khác dài trên nền tảng của họ để định nghĩa lại trend này cũng như hướng người chơi quan tâm đến việc Staking tài sản và có thể tận dụng lấy lãi thêm nhờ dịch vụ này một tính năng mới được gọi chung là LSDFi.

Pendle, là một phần của hệ sinh thái DeFi, được tạo ra để tối ưu hóa việc sinh lợi từ các token đã phân lớp (LSD). Sự phát triển của Pendle và khả năng sinh yield khá tốt là một yếu tố quan trọng khi cân nhắc đầu tư trong dự án này.

Với Binance nói chung và CZ nói chung họ hiện tại họ là người dẫn đầu thị trường nên những việc làm của họ chắc hẳn không chỉ đa dạng nền tảng mà có thể là một trend mới sắp tới, tuy nhiên Penlde đã tăng trưởng rất mạnh từ đầu năm, nó đã x gần 20 lần so với đáy, thế nên việc đầu tư chúng ta phải hết sức cẩn thận.

 

Giá nào mua được Pendle
Nguồn TradingView

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Pendle Finance, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn. Mọi ý kiến bình luận về dự án cũng như phản hồi về nội dung, thông tin bài viết các bạn có thể bình luận phía dưới, hoặc liên hệ theo các kênh thông tin của Team mình nhé.

Lưu ý

Bài viết chỉ là nhận định của một cá nhân, không đại diện cho số đông và không phải lời khuyên đầu tư.

Chúc các bạn đầu tư thành công!

 

 

Xem thêm:

Maverick Protocol (MAV) là gì? Dự án thứ 34 Binance Lauchpool có tiềm năng hay không?