Wormhole được biết tới là một trong những giải pháp di chuyển tài sản giữa các blockchain hàng đầu trên thị trường tiền điện tử. Dự án từng bị ảnh hưởng nặng nề trong vụ sụp đổ của Terra và vụ hack 326 triệu USD, Wormhole vẫn là dự án hàng đầu trên thị trường trong mảng bridge cùng với LayerZero.
Dự án này có gì đặc biệt, tiềm năng gì? Có đáng để đầu tư hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Wormhole (W) là gì?
Wormhole là một dự án nổi bật trong lĩnh vực blockchain, cung cấp giải pháp cầu nối (bridge) nhằm cho phép chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau một cách hiệu quả và an toàn. Với sự hỗ trợ cho hơn 30 blockchain, bao gồm Ethereum, Solana, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos, Arbitrum, và nhiều hơn nữa, Wormhole đã khẳng định vị thế của mình là một trong những giao thức hàng đầu trong lĩnh vực này.
Wormhole được biết đến rộng rãi như một cầu nối thanh khoản lớn, đặc biệt là trong việc kết nối giữa Ethereum và Solana. Đây là một giải pháp công nghệ cho phép người dùng di chuyển tài sản kỹ thuật số từ một blockchain này sang blockchain khác một cách liền mạch mà không cần thông qua các sàn giao dịch trung gian.
Hai vấn đề chính Wormhole giải quyết:
Di chuyển token giữa các blockchain khác nhau:
Việc chuyển token giữa các blockchain khác nhau luôn là một thách thức lớn trong hệ sinh thái blockchain. Mỗi blockchain hoạt động như một hệ thống độc lập với các chuẩn giao thức và tiêu chuẩn riêng, khiến việc tương tác giữa các chuỗi trở nên phức tạp. Wormhole cung cấp một giải pháp để làm đơn giản hóa quá trình này, cho phép người dùng chuyển tài sản giữa các chuỗi một cách nhanh chóng và an toàn.
Tương tác giữa ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh:
Một trong những khó khăn khác của blockchain là sự thiếu khả năng tương tác giữa các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên các chuỗi khác nhau. Wormhole giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép các dApp và hợp đồng thông minh giao tiếp với nhau dù chúng được xây dựng trên các blockchain khác nhau, mở ra nhiều khả năng mới cho sự phát triển và tích hợp trong không gian DeFi và các lĩnh vực khác.
Wormhole hoạt động thế nào?
Wormhole là một giao thức cầu nối cross-chain, cho phép người dùng chuyển tài sản giữa các blockchain khác nhau. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng một hệ thống các validator – các node xác thực có nhiệm vụ theo dõi hoạt động on-chain và bảo mật quá trình chuyển giao tài sản. Hệ thống này không chỉ đảm bảo tính bảo mật mà còn giúp người dùng có thể chuyển tài sản một cách liền mạch giữa các blockchain mà không cần thông qua các sàn giao dịch tập trung.
Quy trình hoạt động của Wormhole
1 Gửi giao dịch:
Khi người dùng muốn chuyển một loại tài sản từ blockchain này sang blockchain khác, họ sẽ gửi giao dịch đến giao thức Wormhole. Ví dụ, nếu một người dùng muốn chuyển ETH từ Ethereum sang Solana, họ sẽ bắt đầu bằng cách gửi ETH đến Wormhole trên Ethereum.
2 Xác minh giao dịch:
Sau khi giao dịch được gửi, một tập hợp các validator được chọn thủ công sẽ chịu trách nhiệm xác minh giao dịch này. Các validator này là những nhà cung cấp dịch vụ staking lớn và đáng tin cậy, như Everstake, Certus One, và nhiều tổ chức khác. Họ sẽ kiểm tra và đảm bảo rằng giao dịch được thực hiện hợp lệ trên chuỗi gốc (source chain).
3 Khóa token gốc:
Sau khi giao dịch được xác minh, các validator sẽ khóa số lượng token gốc tương ứng trong một hợp đồng thông minh trên chuỗi gốc. Điều này có nghĩa là token mà người dùng muốn chuyển sẽ được khóa lại và không thể sử dụng trên chuỗi gốc nữa.
4 Mint Wrapped Token:
Sau khi token gốc được khóa, một số lượng token tương đương sẽ được mint dưới dạng wrapped token trên chuỗi đích (destination chain). Wrapped token này đại diện cho giá trị của token gốc và có thể được sử dụng trên chuỗi đích giống như token gốc trên chuỗi ban đầu.
Ví dụ, nếu người dùng đã khóa 100 ETH trên Ethereum, họ sẽ nhận được 100 wETH (wrapped ETH) trên Solana, và có thể sử dụng số wETH này trong các ứng dụng trên hệ sinh thái Solana.
Lỗ hổng lớn từng bị Hacker khai thác
Mặc dù Wormhole được thiết kế để đảm bảo tính bảo mật cao trong quá trình chuyển giao tài sản, nhưng vào tháng 2 năm 2022, một lỗ hổng đã bị hacker khai thác, dẫn đến vụ hack lớn nhất trong lịch sử của Wormhole.
Hacker đã tìm cách mint một lượng lớn wrapped token trên một chuỗi đích mà không cần phải khóa bất kỳ loại tài sản nào trên chuỗi gốc. Điều này có nghĩa là số token được mint không có tài sản bảo chứng, dẫn đến sự mất cân bằng lớn giữa tài sản trên chuỗi gốc và chuỗi đích.
Kết quả là, Wormhole đã bị thiệt hại lên đến 326 triệu USD, gây ra một cú sốc lớn trong cộng đồng blockchain. Đây là một ví dụ điển hình về rủi ro bảo mật trong các giao thức cross-chain và tầm quan trọng của việc kiểm tra bảo mật nghiêm ngặt.
Để khắc phục sự cố, Jump Crypto, một trong những nhà đầu tư lớn của Wormhole, đã cung cấp 120.000 ETH để bù đắp cho lượng tài sản bị mất, giúp dự án tiếp tục hoạt động và duy trì niềm tin của người dùng.
Wormhole cũng đã tổ chức một chương trình bug bounty với mục đích khuyến khích các nhà phát triển và hacker mũ trắng tìm ra các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống để có thể sửa chữa kịp thời. Chương trình này không chỉ giúp cải thiện tính bảo mật của Wormhole mà còn thể hiện sự cam kết của dự án trong việc bảo vệ tài sản của người dùng.
Đợt Aidrop khủng, dành cho cả Hacker đã từng hack nền tảng
Vào ngày 3/4, token W của Wormhole đã chính thức ra mắt và gây ấn tượng mạnh mẽ trong cộng đồng tiền điện tử. Với mức giá khởi điểm là 1,66 USD trên OpenBook, sàn giao dịch phi tập trung có trụ sở tại Solana, token W đã nhanh chóng đạt tổng vốn hóa thị trường lên đến 2,98 tỷ USD ngay khi ra mắt.
Để tăng cường sự quan tâm và khuyến khích người dùng tham gia vào hệ sinh thái của mình, Wormhole đã quyết định thực hiện một đợt airdrop lớn với 674 triệu token W, tương đương 6,75% tổng nguồn cung. Với giá trị hiện tại, số token này có tổng trị giá lên đến gần 700 triệu USD.
Đợt Airdrop đó, Wormhole đã gặp sự cố “dở khóc dở cười” khi phân bổ nhầm token airdrop cho các địa chỉ ví thuộc vào nhóm kẻ từng tấn công nền tảng trong quá khứ. Một người dùng ẩn danh có tài khoản X là Pland đã phát hiện ra điều này.
Cụ thể, khoảng 4 địa chỉ ví liên quan đến vụ hack năm xưa đã nhận được hơn 31.600 token W, trị giá khoảng 32.000 USD. Tuy nhiên, dự án đã kịp thời thu hồi toàn bộ số token này.
Số liệu giao dịch của Wormhole
Theo thống kê từ Wormhole , các nền tảng sử dụng giải pháp của Wormhole đã xử lý hơn hàng tỷ giao dịch với khối lượng hơn 50 tỷ USD. Có hơn 200 dApp từ nhiều blockchain khác nhau đã được xây dựng dựa trên giải pháp của Wormhole. Bên cạnh đó Wormhole còn hỗ trợ lên tới hơn 30 blockchain khác nhau để đa dạng hóa trải nghiệm của người dùng trên bất kì blockchain nào.
Trong số hơn 30 Blockchain được hỗ trợ vừa nói ở trên, số lượng giao dịch và tài sản luôn chuyển trong 30 ngày qua trên Solana là lớn nhất, chiếm đến 79.15% tổng số giao dịch được xử thông qua giao thức này. Một con số rất ấn tượng, đứng thứ 2 là Sui chiếm 18.71%. Các hệ khác như Arbitrum Base,OP, BSC Fantom… thì khiêm tốn hơn, với ít hơn 1%.
TOP 5 giao thức có volum cao nhất trong hệ bao gồm Portal, Mayan, CCTP, NTT, Allbridge.
Các sản phẩm của nổi bật của Wormhole
Wormhole là một giao thức cầu nối cross-chain mạnh mẽ, không chỉ tập trung vào việc chuyển tài sản giữa các blockchain mà còn xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm để tăng cường tính tương tác và bảo mật giữa các mạng lưới khác nhau. Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật mà Wormhole đã phát triển để bổ sung cho dịch vụ chính của mình:
1. Wormhole ZK
Wormhole ZK tích hợp công nghệ bằng chứng không kiến thức (Zero-Knowledge Proof – ZK) vào các giao thức cốt lõi của nó. Bằng chứng ZK cho phép xác minh thông tin mà không cần tiết lộ chi tiết cụ thể về dữ liệu. Điều này không chỉ tăng cường tính bảo mật cho việc vận chuyển tài sản cross-chain mà còn cải thiện các giả định về độ tin cậy của mạng lưới.
Với Wormhole ZK, việc xác minh tin nhắn giữa các blockchain có thể được thực hiện mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba, giúp đảm bảo rằng việc truyền tải dữ liệu và tài sản giữa các chuỗi được thực hiện một cách an toàn và minh bạch.
2. Wormhole Queries
Wormhole Queries cung cấp cho các nhà phát triển khả năng truy cập dữ liệu blockchain một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các hợp đồng thông minh, khi chúng cần truy cập vào dữ liệu on-chain như trạng thái của hợp đồng thông minh hoặc số dư token.
Khả năng truy vấn dữ liệu theo yêu cầu mà không phải chịu thêm phí xử lý không chỉ làm giảm chi phí hoạt động mà còn giúp các nhà phát triển dễ dàng tích hợp dữ liệu từ nhiều blockchain khác nhau vào ứng dụng của họ, tăng tính tương tác và khả năng mở rộng của các dApp.
3. Wormhole Gateway
Wormhole Gateway là một chuỗi ứng dụng được thiết kế để kết nối hệ sinh thái Cosmos với các blockchain khác. Cosmos là một hệ sinh thái đa chuỗi nổi tiếng với khả năng kết nối nhiều blockchain thông qua giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC).
Wormhole Gateway sử dụng SDK của Cosmos để tạo ra một môi trường phát triển thân thiện, giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo và triển khai các dApp trong hệ sinh thái Cosmos và kết nối chúng với các blockchain ngoài Cosmos. Điều này giúp mở rộng phạm vi của Cosmos và thúc đẩy sự tương tác giữa các blockchain.
4. Wormhole Connect
Wormhole Connect được phát triển để đơn giản hóa quá trình tích hợp các khả năng cross-chain của Wormhole vào các ứng dụng phi tập trung (dApp). Thay vì phải xây dựng các cầu nối từ đầu, các nhà phát triển có thể sử dụng Wormhole Connect để dễ dàng tích hợp chức năng chuyển đổi token giữa các blockchain vào dApp của họ chỉ với vài dòng mã.
Điều này không chỉ giúp giảm thiểu công sức phát triển mà còn hạ thấp rào cản cho các nhà phát triển khi muốn tích hợp khả năng cross-chain vào ứng dụng của họ. Wormhole Connect làm cho quá trình phát triển trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn, thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng đa chuỗi trong không gian blockchain.
Tokenomics W
Thông tin cơ bản về token W
- Tên token: Wormhole
- Ticker : W
- Blockchain: Ethereum, Solana
- Loại token: ERC-20, SPL
- Contract: 85VBFQZC9TZkfaptBWjvUw7YbZjy52A6mjtPGjstQAmQ (Solana)
- Kiểu token: Governance
- Tổng cung: 10,000,000,000 W
- Cung lưu thông ban đầu: 1,800,000,000 W
Phân bổ token
- Guardian Node: 5,1%
- Cộng đồng và phát hành token: 17%
- Hệ sinh thái: 31%
- Thành viên cốt lõi: 12%
- Những bên tham gia vào mạng lưới: 11,6%
- Kho bạc: 23,3%
Lịch unlock của W
Token Use Case của W
Token W của Wormhole đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của dự án, đặc biệt trong việc quản trị và định hình tương lai của giao thức. Dưới đây là những trường hợp sử dụng chính của token W:
1. Quản trị DAO (Decentralized Autonomous Organization)
Token W là token quản trị chính của Wormhole, cho phép người nắm giữ tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển và vận hành của giao thức. Các quyết định này bao gồm:
- Thêm hoặc xóa blockchain liên kết với Wormhole: Người nắm giữ token W có quyền bỏ phiếu để quyết định các blockchain mới nào sẽ được liên kết với Wormhole, hoặc xóa bỏ liên kết với những blockchain không còn phù hợp.
- Nâng cấp hợp đồng thông minh: Người nắm giữ W token có thể tham gia bỏ phiếu cho các đề xuất nâng cấp hoặc sửa đổi hợp đồng thông minh của Wormhole để cải thiện hiệu suất hoặc tăng cường bảo mật.
- Điều chỉnh phí giao dịch: Token W cũng cho phép người dùng tham gia vào việc điều chỉnh các mức phí được áp dụng trên các sản phẩm của Wormhole. Việc này có thể giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường sự cạnh tranh của nền tảng.
- Mở rộng nhóm Guardian node: Người nắm giữ W token có thể tham gia quyết định về việc mở rộng hoặc thêm mới các node Guardian, những node đóng vai trò bảo mật và xác minh giao dịch trong mạng lưới của Wormhole.
- Điều chỉnh giới hạn tỷ lệ (Rate Limit): Để bảo vệ nền tảng khỏi các hành vi độc hại, người dùng có thể bỏ phiếu để điều chỉnh giới hạn tỷ lệ, một tính năng bảo mật quan trọng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách hạn chế khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian nhất định.
2. Thiết kế và Tiện ích của Token
Ngoài vai trò quản trị, token W còn có các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Wormhole:
- Incentives cho Người dùng và Nhà phát triển: W token có thể được sử dụng như một phần thưởng để khuyến khích người dùng và các nhà phát triển đóng góp vào sự phát triển của Wormhole, chẳng hạn như thông qua staking hoặc cung cấp thanh khoản.
- Quyền truy cập vào các tính năng đặc biệt: Người nắm giữ token W có thể được quyền truy cập vào các tính năng hoặc dịch vụ đặc biệt trong hệ sinh thái Wormhole mà không phải trả thêm phí hoặc với mức phí ưu đãi.
- Chương trình Bug Bounty: W token có thể được sử dụng trong các chương trình bug bounty, khuyến khích cộng đồng phát hiện và báo cáo lỗi bảo mật, từ đó giúp nâng cao tính bảo mật cho Wormhole.
Gọi vốn của W
W trải qua một vong gọi vốn, nó diễn ra vào ngày 29/11/2023, Wormhole đã gọi vốn với tổng số tiền lên đến 225 triệu USD. Ở vòng gọi vốn này có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn như: Coinbase Ventures, Multicoin Capital, Parafi Capital, Jumptranding…
Team – Đội ngũ phát triển
Wormhole được hỗ trợ bởi Jump Crypto, . CEO – Saeed Badreg từng học đại học Chicago, từng làm CEO của Tolenmaeus, ông đã có hai năm làm Strategic Partnerships cho Jump Trading trước khi làm CEO cho Wormhole từ tháng 8/2023.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin và phân tích của mình về dự án Wormhole, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn. Mọi ý kiến bình luận về dự án cũng như phản hồi về nội dung, thông tin bài viết các bạn có thể bình luận phía dưới, hoặc liên hệ theo các kênh thông tin của Team mình nhé.
Lưu ý:
Bài viết chỉ là nhận định, thông tin của một cá nhân, không đại diện cho số đông và không phải lời khuyên đầu tư.
Chúc các bạn đầu tư thành công!